Khi kinh tế khoa học kỹ thuật phát triển nhiều ngành kinh tế ra đời thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào lực lượng lao động, tuy nhiên mặt trái của nó là làm cho cuộc sống con người phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh đe dọa cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, tai nạn. Và vấn nạn tai nạn lao động ở Việt Nam là vấn nạn mà xã hội vẫn luôn nhức nhối những ngày qua. Thực trạng tai nạn lao động ở Việt Nam ngày càng gia tăng một cách đột biến cả về số lượng và mức độ thiệt hại.
Theo bộ Lao động – thương binh và xã hội, trong lĩnh vực công nghiệp, mỗi năm có khoảng 5000 vụ tai nạn lao động khiến từ 500 đến 600 người chết. Trong đó lĩnh vực khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng luôn chiếm tỷ lệ cao, khoảng 18 đến 20% tổng số vụ tai nạn lao động. Trong ngành xây dựng, các trường hợp xảy ra tai nạn nhiều là ngã từ trên cao xuống, sập đổ công trình, vật đè, điện giật. Còn trong các ngành hóa chất, chỉ riêng trong tập đoàn hóa chất trong 5 năm gần đây xảy ra 157 vụ tai nạn lao động. Tình trạng nhiễm độc ở các cơ sở hóa chất như sản xuất chất dẻo, in bao bì, giày, da và nhiễm độc hóa chất qua thức ăn xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi, có nhiệm vụ rất nghiêm trọng. Theo thống kê, năm 2011, trên toàn quốc xảy ra 5125 vụ tai nạn làm 5307 người bị tai nạn, có 554 vụ gây chết người và tổng cộng có 601 người chết. Trong năm 2012 cả nước xảy ra 6777 vụ tai nạn lao động làm 606 người chết, chi phí do tai nạn lao động là 82,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ cho tai nạn lao động là gần 86 nghìn ngày. Trong năm 2013, cả nước xảy ra 6600 vụ tai nạn lao động, làm 6887 người bị nạn, trong đó 626 người chết và 1500 người bị thương nặng, tổng thiệt hại vất chất 71,85 tỷ đồng.
Có thể thấy, số lượng tại nạn lao động và những hậu quả của nó gây ra ngày càng có xu hưởng tăng lên mạnh mẽ.
Nguyên nhân chủ yếu của phần lớn các vụ tai nạn lao động là do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, không huấn luyện, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động cũng có nhiều vi phạm về quy trình làm việc an toàn. Ngoài ra công tác thanh tra kiểm tra xử lý các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người còn chậm nên hiệu quả ngăn ngừa chưa cao. Bên cạnh đó, nhận thức và ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động chưa đầy đủ.
Trước những thực trạng tai nạn lao động ở Việt Nam qua những năm gần đây, mọi người cần có những kiến thức nhận thức đầy đủ về an toàn lao động để bảo vệ chính bản thân mình, hạn chế đến mức tối đa những hậu quả về người và của do tai nạn lao động gây ra.