Ở bối cảnh đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu hóa chất rất lớn nên việc đẩy mạnh sản xuất hóa chất thật sự cấp bách. Đi đôi với sản xuất hóa chất là công tác phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất độc hại cần được đặc biệt chú trọng.
Rủi ro khi tiếp xúc với hóa chất.
Hóa chất, trong đó đặc biệt hóa chất độc hại như: chì, arsen, radium, thủy ngân,..là những chất cực kì nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng con người, và phá hủy môi trường thiên nhiên nếu để rò rỉ, truyền nhiễm ra bên ngoài. Rất nhiều rủi ro đã xảy ra chính vì sự lơ là trong quản lý, công nhân viên thiếu khả năng phản ứng, kĩ năng ứng phó với những sự cố cố hóa chất xảy ra bất ngờ, ví dụ như: tràn đổ hóa chất ra môi trường đặc biệt là môi trường biển, gây ra những hậu quả rất lớn cả về con người và kinh tế, cháy nổ hóa chất khối lượng lớn, những vụ nổ gây nhiễm độc diện rộng, cháy một lượng lớn của cải vật chất, nguy hiểm tính mạng con người, và đặc biệt xả vào không khí một lượng lớn khí độc ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường, thiệt hại vào kinh tế một khoản không nhỏ,…
Quy định về an toàn hóa chất
Chính vì vậy, pháp luật đã đưa ra những quy định thực hiện biện pháp ứng phó phòng ngừa sự cố hóa chất đối với những đối tượng dự án hóa chất có tại khoản 2 điều 20 nghị định 113/2017 NĐ-CP. Chủ đầu tư dự án phải lập kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất và trình lên cơ quan có thẩm quyền, bản kê khai tên hóa chất, đặc tính khối lượng, đặc tính lý hóa, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, dự báo những các vị trí đặt thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản, các biện pháp quản lý kĩ thuật nhằm giảm thiếu khả năng xảy ra sự cố, kế hoạch kiểm tra giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố. Hoạch định biện pháp ứng phó sự cố hóa chất như sau: Nhân lực quản lý hóa chất, hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp ứng phó sự cố, danh sách hiện có về trang thiết bị, phương tiện sử dụng, hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài, phương án khắc phục hậu quả sau sự cố hóa chất.
Việc chuẩn bị phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất là việc được ưu tiên thực hiện và nghiêm túc chấp hành nhằm phòng tránh và giảm thiểu tối đa những thiệt hại do sự cố hóa chất gây ra!