Những nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn lao động trong chế biến gỗ

Ngày khai giảng:

Học phí:

HOTLINE: 0976.380.555

Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam chính là đồ gỗ. Song hành với nó là bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn và thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm an toàn lao động trong sản xuất gỗ. Nhận định được điều đó, nhưng hầu hết người người làm nghề mộc vẫn phải nhẫn nhịn chấp nhận để bám nghề, giữ nghề và sống mưu sinh. Vậy phải làm thế nào để giảm nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Tai nạn rình rập có thể xảy đến bất cứ lúc nào
Nghề mộc không chỉ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người bởi những bụi gỗ, hoá chất  mà còn còn hàng ngàn lý do, tình huống tai nạn nghề nghiệp xảy ra, luôn rình rập từ các hệ thống máy móc sản xuất. Dù bạn có kinh nghiệm làm việc bao nhiêu năm đi chăng nữa, đôi khi chỉ vì một giây phút lơ là bạn cũng có thể bị máy cắt vào tay hay gỗ chém vào tay… bất cứ lúc nào.

Không những nguy cơ từ máy móc, thiết bị, nhiều khi còn phải làm việc tăng ca để hoàn thành những đơn hàng gấp gáp, đòi hỏi mọi người còn phải làm việc cả ngày lẫn đêm gây nên nguy cơ mất an toàn lao động khá là cao.

Những nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn lao động trong sản xuất gỗ

Ngày trước, khi máy móc thiết bị hỗ trợ nghề gỗ chưa được phát triển mạnh, mọi quy trình sản xuất sản phẩm từ đục, đẽo, cắt, gọt đều phải qua tay trực tiếp của những người thợ thủ công mà làm nên. Khi ấy, chỉ một phút sơ sẩy, thiếu tập trung thì tình trạng bị thương do mũi dùi, mũi bào đâm trúng cũng xảy ra rất nhiểu.

Đó chính là nguyên nhân cần phải hết sức chú ý, nâng cao sự hiểu biết phòng tránh tối đa những tình huống xấu có thể xảy ra trong quy trình sản xuất máy móc thiết bị hiện đại như ngày nay.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn lao động
Mặc dù đây là một nghề có định mức thu nhập tương đối cao, phát huy được lợi thế về đất lâm nghiệp, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của địa phương. Song đây cũng là ngành nghề mang tính tự phát cao, theo quy hộ hộ gia đình rất nhiều bất lợi trong công tác quản lý. Bởi vậy, vấn đề an toàn lao động đã trở thành bài toán hết sức khó khăn trong sự phát triển nghề mộc.

Hầu hết những kiến thức, kỹ năng về vận hành máy móc làm nghề của người dân đều dựa trên cơ sở tự tìm hiểu, mày mò hoặc chỉ thông qua những kinh nghiệm, chỉ dạy của người đi trước cho người đi sau.

Vấn đề thiếu hụt đào tạo nghề nghiệp, kiến thức cần biết về vệ sinh an toàn lao động tại các xưởng gỗ là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay. Một điều dễ nhận thấy rằng, vấn đề an toàn lao động trong chế biến gỗ hầu như không hề được thông qua các lớp tập huấn chuyên nghiệp.

Bởi vậy, rất cần đến sự quan tâm đặc biệt của một số cơ quan chức năng đối với nghề chế biến gỗ. Những trước hết, bản thân của người chủ cơ quan, người lao động cũng rất cần nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm cần có để đảm bảo an toàn sản xuất.

VIỆN ĐÀO TẠO VÀ HỢP TÁC GIÁO DỤC

VP HN: Số 451 Vũ Tông Phan, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội

VP HCM: 47/3 Đường 27, Phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP HCM

Email: daotao@tiec.edu.vn - tuyensinhvdt@gmail.com

HOTLINE: 0976.380.555 - 0968.099.565